Quyết bào mòn sách vở - để lập trình tương lai

++ CLOISTERER, STUDENT AND YOUTH PHU QUY GROUPS ++ IN SAI GON ++ WE LOOK FORWARD TO THE CONTRIBUTION AND SHARE YOU ALL ! ++

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Bé gái 7 tuổi thoả ước mơ được ôm ĐTC Bênêđictô XVI

(Vatican) - Một bé gái 7 tuổi người Ý đã đạt được ước mơ vào buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư tuần này tại Quảng trường Thánh Phêrô, khi em được ôm “người bạn của mình” - Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI.
  
Cô bé tên là Miriam Gentile, bị bại não, sinh tại thành phố Catanzaro ngày 22-4-2005, 3 ngày sau khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đắc cử. Bé đã được tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện Gemelli và Bambino Gesu ở Rôma.

Vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm 25-4, cô bé đã đích thân chào đón Đức Giáo hoàng và trao cho ngài điều mà Nhật báo L'Osservatore Romano của Vatican mô tả là “một cái ôm đơn sơ, hồn nhiên không thể nào quên và biểu lộ niềm vui và tình thương mến”.

Cha của cô bé, ông Marino Gentile, cho biết Miriam “luôn dõi theo Đức Giáo Hoàng trên truyền hình, vì được nhìn thấy ngài làm cho cô bé hạnh phúc”.

Trong số những người tham dự buổi tiếp kiến chung tuần này, một nhóm thiếu nhi từ 5-12 tuổi ở thành phố Parma của Ý đã tham gia một chương trình nhằm cổ vũ môn thể thao như một “cách vui chơi lành mạnh”, ông Giuseppe Formisano, phát ngôn viên của nhóm, cho biết.

Vận động viên đoạt huy chương vàng Olympic Maria Hofl Riesch của Đức cũng tham dự buổi tiếp kiến chung để cầu chúc Đức Giáo Hoàng những điều đẹp tốt nhất cho sinh nhật thứ 85 của ngài, ngày 16-4, và kỷ niệm năm thứ bảy triều giáo hoàng của ngài, ngày 19-4.

Vận động viên của Đức là một trong những nhân vật nổi tiếng chia sẻ chứng từ của mình về Đức Giáo Hoàng trong cuốn sách mới có tựa đề “Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI: Những nhân vật nổi tiếng nói về Đức Giáo Hoàng”, cuốn sách được xuất bản để ghi dấu sinh nhật của ngài.

Mai Trangnguồn: emty/ CNA/EWTN

5 cách sống đức tin khi bị căm ghét và xáo trộn

Tin là chấp nhận hoặc từ chối. “Người tin thì không cần giải thích, người không tin thì giải thích cũng vô ích!” (Thánh Bernadette, Lộ Đức).
Believe.jpg
Mới đây tôi có nói với một người bạn rằng tôi đã đã suy nghĩ nhiều, cứ suy đi nghĩ lại, chưa bao giờ tôi như vậy.  Cô bạn tôi nói về cách mà Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta hiện diện ở đây, vào thời điểm đặc biệt đó và đặt vào lịch sử, vì một mục đích. Chúng ta không sinh trong thập niên 1800, cũng không ở đâu đó trong cuộc chiến thành Troa (Trojan War). Hiện nay chúng ta ở đây và lúc này.

Càng nghĩ về điều đó tôi càng thấy đây thực sự là điều thâm sâu – trước đây tôi chưa bao giờ thấy mình hiện hữu trong ý nghĩa này.

Sau đó tôi cũng nghĩ về cách mà chúng ta sống trong một kỷ nguyên của thuyết tương đối về luân lý, con người trở thành làn chớp và cách nhìn về tôn giáo đang thay đổi. Bạn có thấy bìa tuần báo Newsweek dịp lễ Phục sinh 2012? Hoặc nếu bạn sống ở Denver (Hoa Kỳ), sự lan rộng sẽ thế nào trong năm 5280? Ái chà! Rồi chỉ mới đêm qua, có một cuộc họp tại thành phố của tôi để thảo luận xem trường trung học có được phép phổ biến biện pháp tránh thai cho học sinh hay không (dĩ nhiên không cần cha mẹ cho phép).
Làm sao giải thích đức tin của mình rạch ròi trong thế giới ngày nay? Vì không ngẫu nhiên mà bạn hiện hữu ở đây, còn tôi ở đó. Không gì lạ khi văn hóa của chúng ta đang càng ngày càng trở thành “hậu Kitô giáo”, và càng ngày càng ít chấp nhận quan niệm của Kitô giáo Do Thái truyền thống. Thế nên chúng ta thực sự không nên hy vọng điều gì khác – cũng không nên ngạc nhiên – khi các Kitô hữu bị “gắn mác” là cố chấp và mê tín vì bảo thủ ý kiến.
Hiện nay đa số chúng ta không tích cực cho lắm về lĩnh vực chính trị, cũng chẳng muốn bày tỏ chính kiến. Nhưng chúng ta vẫn đi làm, đi mua sắm, vui chơi, và ăn uống với bạn bè. Đây là những cơ hội để bày tỏ mình có muốn hay không.
Theo tôi, có 5 cách thực tế để bày tỏ đức tin.  Không phải luôn dễ thực hiện với một thế giới không hiểu bạn, nhưng bây giờ là lúc cần áp dụng.
1. Sống ơn gọi. Tôi chia sẻ ở đây về việc đưa ra những hình ảnh của một phụ nữ sống hạnh phúc với ơn gọi của mình. Vì tôi thực sự tin rằng có một điều mà thế giới cần, đó là những phụ nữ vui vẻ sống được làm nữ giới. Tôi giao tiếp cái gì với thế giới khi tôi la rầy con cái, tức giận và khổ sở vì điều gì đó? Có thể có điều gì đó rất khác vời những gì tôi giao tiếp khi tôi vui cười với con cái hoặc chỉ đơn giản là ngồi tĩnh lặng. Kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nữ giới và người mẹ là điều tốt đẹp và tự do – ngay cả trong sự hỗn độn và nước mắt. Thế giới của chúng ta không muốn thấy điều đó. Đây là lý do mà tôi cố gắng trang điểm và ăn mặc khi tôi đi đâu đó với 7 đứa con của tôi. Chúng ta khả dĩ phát triển khi chúng ta sống ơn gọi của mình.
2. Xuất hiện. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy cái đó? Có vẻ nói vậy là chuyện dĩ nhiên, nhưng đôi khi chỉ là người mà chúng ta là cũng đủ là điều kỳ diệu. Đó có thể là một thách đố, nhưng tôi không cố gắng hối tiếc về việc có nhiều con, là người Công giáo, về việc phản đối ngừa thai, về việc chấp nhận là giỏi giang (bee's knees), hoặc về các giá trị truyền thống đã cũ rích và lỗi thời (ôi, khiếp quá!). Tôi thường tâm sự khi tôi có chuyện gì, và dù tôi không đưa ra các ý kiến của tôi, tôi cũng vẫn cố gắng là chính tôi.
3. Ấp ủ cuộc sống. Chúa Giêsu đến ban cho chúng ta sự sống dồi dào, nếu điều đó không gợi hứng thì tôi chẳng biết đó là gì. Dù là ai hoặc ở đâu, chúng ta vẫn có thể cho phép mình cởi mở với cuộc đời trong mọi hình thức. Bằng cách nào? Chúng ta có thể nhìn con cái là kết quả của tình yêu trong hôn nhân. Chúng ta có thể tình nguyện đi khám thai, và chờ đợi đứa con sinh ra (dù sinh một hoặc sinh đôi, sinh bốn,…), hoặc phấn khởi vì thấy một phụ nữ sinh con. Chúng ta có thể yêu thương mọi người xung quanh mình bằng nhiều cách – có thể là khó lắm! Văn hóa sự sống là văn hóa tình thương, và ngược lại.
4. Yêu sự thật. Tôi biết mình đang đi trên vùng đất có mìn khi tôi đề nghị những điều như vậy. Chúng ta sống trong một xã hội cho rằng cái gì thật với mình mới là thật, và cái gì thật với tôi mới là thật – mặc dù đó là những đòi hỏi lẫn nhau không thể chấp nhận. Tuy nhiên, tôi thuộc về niềm tin mà Thiên Chúa đã tỏ chính Ngài cho chúng ta. Có một số điều thật và một số điều sai, nhưng vẫn có sắc thái. Vâng, có sự thất vọng, có bóng tối ảm đạm. Nhưng luôn có khoảng bao la chứa Lòng Thương Xót của Chúa ngay trong những đau khổ và tuyệt vọng của chúng ta. Cuộc đời chúng ta tươi đẹp biết bao nếu chúng ta thực sự bám vào chân lý, nếu chúng ta theo sau Đức Giêsu bằng sự tuân phục tận đáy lòng, đồng thời đắm mình vào Kinh thánh, những sách đạo đức, những lời cầu nguyện và những mối quan hệ có sức nuôi dưỡng đức tin.
5. Đừng sợ! Chúa Giêsu đã nhiều lần nói vậy, và Chân phước GH Gioan Phaolô II cũng đã nhắc nhở điều đó. Điều đó có thể đe dọa chúng ta khi chúng ta bảo vệ đức tin chứ không a dua theo đám đông phản đối. Cứ sống, chúng ta có thể trở nên nhân chứng sống động của các giá trị tôn giáo, giá trị đích thực của đức tin. Người ta muốn biết bạn làm điều này hoặc tin điều đó, nhưng chúng ta có thể tin rằng nếu chúng ta độ lượng, tử tế, chân thật và hòa nhã, chúng ta có thể khiêm nhường nhưng lại cho họ câu trả lời về niềm hy vọng mà chúng ta đã tìm ra. Cần phải can đảm, nhưng có thể đó là lý do mà Thiên Chúa đặt bạn ở đây, ngay bây giờ.

Nữ tác giả
Brianna Heldt

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ New Advent)

Chuyện Chúa Giêsu xin nước uống

Đi dọc ngoài đường, nhất là ở thành phố, thấy các quán nước giải khát mọc lên rất nhiều. Các loại nước giải khát cũng đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Nhu cầu giải khát của con người ngày một tăng, nhất là giới đàn ông thanh niên. Nhiều khi bà xã hỏi : anh đi đâu đấy? Các ông, các anh trả lời : anh ra quán giải khát mà!
Uống nước là nhu cầu rất tự nhiên của con người . Nước vô cùng cần thiết cho sự sống. Không có nhà cửa, quần áo, người ta vẫn có thể sống. Không ăn người ta vẫn sống một thời gian khá dài. Nhưng không uống nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày.
Ơ đâu có nước là ở đó có sự sống. Nước là biểu tượng của sự sống. Trong Kinh thánh, nước biểu tượng cho ân huệ của Thiên Chúa, là sự hiện diện của Thiên Chúa. Như tổ tông loài người sống trong vườn địa đàng dồi dào nước. Thánh Gioan tông đồ diễn tả hạnh phúc thời cứu độ bằng hình ảnh đền thờ Giêrusalem mới, trong đó có một dòng sông hằng sống, nước sông tưới mát quanh năm, làm cây cối sinh trái (x. Kh 22, 1-2).

Chúa Giêsu là con người thật sự 100%. Ngài cũng ăn uống như chúng ta, cũng mỏi mệt như chúng ta. Khoảng 12 giờ trưa hôm ấy, Chúa Giêsu mệt mỏi, khát nước vì đi đường xa và giảng dạy quá nhiều. Ngài cũng đi tìm quán nước giải khát mà không có. Thời đó không văn minh, dễ dàng như bây giờ. Các môn đệ khôn lỏi, đói khát không chịu nổi đã vào thành phố tìm quán ăn uống trước rồi. Còn một mình Chúa Giêsu lủi thủi đi tìm chỗ uống nước. Ngài chủ trương lần mò tới một 'quán nuớc' trống thiên trống địa không có cửa kín cửa hở gì cả! Đó là bờ giếng Giacóp (x. Ga 4, 5-15. 19b -26.39a. 40-42). Đây là một cái giếng nổi tiếng, lâu đời lắm rồi, cung cấp nước uống cho dân làng và đàn gia súc. Thời gian Chúa Giêsu ở 'quán nước' này là giữa trưa, tức là thanh thiên bạch nhật, ai cũng thấy.

'Chủ quán nước' mà Chúa Giêsu gặp lại là một người phụ nữ. Rắc rối vậy. Có vấn đề rồi đây ! Chị ta đang mang gầu đi múc nước. Chúa Giêsu 'tỏ tình' bằng câu : 'này cô, cho tôi xin miếng nước'. Thế là mọi sự bắt đầu. Câu chuyện Tin Mừng của thánh Gioan là một trình thuật văn chương rất hay, tình tiết hấp dẫn và ý nghĩa cứ dần dần được sáng tỏ về cuối.

Khi Chúa Giêsu bắt đầu câu chuyện với 'cô chủ quán' thì chúng ta nhận ra cuộc đối thoại giữa hai bên từ đầu đến cuối dường như cứ bị lệch pha kiểu 'ông nói gà bà nói vịt', 'trống đánh xuôi kèn thổi ngược' mấy lần ! Trước hết, 'cô chủ quán' phản đối Chúa Giêsu ngay : "ông là người Do thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria cho ông nước uống sao!" Cô ấy nghe giọng nói nên biết Chúa Giêsu thuộc vùng đất nào. Chúa Giêsu là người 'bên đạo', cô ấy là người 'bên lương'. Hai làng này không chơi với nhau bao giờ, thậm chí là kẻ thù của nhau từ bao nhiêu đời rồi. Giữa họ có một biên giới, một khoảng cách, một hàng rào cấm kỵ do nếp sống văn hoá, tập tục tôn giáo chi phối một cách khắt khe, chi li. Người Do thái thì hãnh diện tự hào, mình là con cái Thiên Chúa, là đạo gốc, là con nhà nòi, là người đạo đức thánh thiện , nắm giữ truyền thống của đạo, có thờ riêng Thiên Chúa một cách độc quyền; cho nên khinh thường người Samaria : cho họ là đạo rối, uế tạp, quân bị nguyền rủa, thuộc cấp hạ đẳng. Nếu ai giao du chơi bời với họ là đánh mất đi sự thánh thiện cao quý, làm vấy bẩn vinh quang của đạo Chúa.

Còn Chúa Giêsu hôm nay đã tự làm một cuộc cách mạng để phá đổ tất cả quan điểm và lối sống tiêu cực ấy. Ngài đã phá đổ hàng rào ngăn cách giữa người Do thái với dân ngoại, bất chấp mọi dư luận bàn tán xì xầm, không ngán ngẩm bố con thằng nào; mà lại đến ngồi chuyện vãn, tỉ tê dài dòng với người phụ nữ bên lương đã có n¨m đời chồng rồi và hiện nay đang sống lăng nhăng với người tình thứ s¸u nữa chứ !

Chúa Giêsu dẫn chuyện một cách 'vòng vo Tam Quốc'. Từ việc khao khát đi tìm nước uống tự nhiên, Chúa Giêsu mạc khải cho chị ta một thứ nước trường sinh mà ai uống sẽ không bao giờ còn phải khát nữa - thứ nước đem lại sự sống đời đời. Nguồn nước đó chính là Chúa Giêsu, đấng đến cho đoàn chiên 'được sống và sống dồi dào'(Ga 10,10). Nước đó tượng trưng cho Chúa Thánh Thần được ban cho nhân loại qua Chúa Giêsu. Người phụ nữ đã nhận ra thứ nước ấy nơi Chúa Giêsu nên mới ngỏ lời xin :' Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước".

Dường như Chúa Giêsu đã thoả mãn khi dẫn dắt và dạy cho 'cô chủ quán' nước xong bài giáo lý về nước hằng sống. Nhưng Ngài lại muốn dẫn cô đi xa hơn qua đề tài thứ hai được xen vào một cách đột ngột 'chị hãy gọi chồng chị rồi trở lại đây'. Chúa Giêsu đánh trúng tâm lý, nỗi đau dằn vặt, trắc trở, bấp bênh của người phụ nữ bất hạnh về đường tình duyên : 5, 6 đời chồng mà không ai là chồng thật, không cảm nghiệm được tình yêu thật sự; chỉ thấy giả dối, xót xa. An ở xong rồi lại bỏ đi mà. Nỗi khát khao cháy bỏng về tình yêu bây giờ của chị ta còn hơn khát nước. Khao khát có một người tình thuỷ chung, cảm thông và sống gắn bó suốt đời mà không được. Chẳng biết cậy nhờ vào ai, tìm ai nữa.

Chúa Giêsu thấu suốt cõi lòng băng giá, khổ sở của chị này, liền nói cho chị biết bài giáo lý thứ hai về Thiên Chúa là người tình duy nhất (number one), số 1 của mọi người, khi Ngài nói :"đã đến giờ và chính lúc này đây, những người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế"(Ga 4, 23). Kết thúc câu chuyện, Chúa Giêsu đã làm cho người phụ nữ được thoả mãn về tình yêu, không còn khát tình nữa. Chị đã tin nhận Chúa Giêsu là đấng cứu thế. Hơn nữa, chị còn chạy về làng loan báo cho mọi người được biết.

Mỗi người chúng ta hằng ngày ngoài khát nước ra, còn đói khát bao nhiêu thứ khác nữa. Khát tiền của vật chất, khát danh vọng sắc đẹp, khát quyền lực vinh quang, khát danh dự tiếng khen, khát tự do công bằng, khát chân lý sự thật, khát yêu thương hạnh phúc, khát cảm thông chia sẻ, khát niềm tin và hy vọng. Muốn giải toả được những cơn khát này chúng ta cũng bắt chước người phụ nữ Samaria để cho Chúa Giêsu dẫn dắt, nghe Lời Chúa hứơng dẫn, Chúa sẽ dẫn chúng ta đến chỗ phải khát cái gì trước và làm gì để hết khát. Đừng chạy hết quán này đến quán khác, người này đến người kia mà hết khát đâu, có khi còn chết khát nữa ! Làm sao chúng ta cũng phải thốt lên như tác giả Thánh Vịnh : "như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa"(x. Tv 42). Mỗi người phải biết gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa tình thương, biết thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật để đi vào mối tương giao mật thiết thâm sâu với Ngài để được cứu độ và bảo đảm không còn khát đời đời.

Chúng ta phải để cho nước hằng sống của Chúa Giêsu tuôn chảy qua các bí tích, phụng vụ, Lời Chúa, Thánh lễ đến với tâm hồn mình mỗi ngày thì mới hết khát được. Bao lâu những mạch nước này bị tắc nghẽn do tội lỗi của chúng ta thì mình còn khổ sở, bất hạnh ; mảnh đất linh hồn bị khô khan, cháy bỏng. Nước hằng sống của Chúa Giêsu là ơn cứu độ phổ quát được ban cho hết mọi người dù là Do thái hay Samaria, vô thần hay Phật giáo ; châu Âu, châu Phi hay châu Mỹ…. Điều đó mời gọi chúng ta hãy gỡ bỏ những hàng rào ngăn cách, cấm kỵ, xa lạ với những người khác tập tục, văn hoá, tín ngưỡng để dẫn đường cho nước hằng sống của Chúa Giêsu chảy tràn tới họ.

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Tòa Thánh lên án các tổ chức Công giáo bất hợp pháp tại Trung Quốc




VATICAN (SD 26-4-2012) - Ủy ban Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc tái lên án Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc và tập đoàn Giám mục theo nhà nước, đồng thời kêu gọi các Giám mục tại đây hãy có lập trường rõ ràng, trung thành với Đức Thánh Cha.
Lập trường trên đây được trình bày trong thông cáo của Ủy ban Tòa Thánh về Trung Quốc công bố hôm 26-4-2012, sau 3 ngày nhóm họp thường niên tại Vatican: 23, 24 và 25-4-2012 về đề tài "Huấn luyện giáo dân".

Tham dự khóa họp này có các vị lãnh đạo các Cơ quan trung ương Tòa Thánh liên hệ và một số đại diện của hàng Giám mục Trung Hoa và của một số dòng tu.

Thông cáo có đoạn viết: "Về tình hình đặc biệt của Giáo Hội tại Trung Quốc, như đã biết những tổ chức gọi là "một Hiệp hội [Công giáo yêu nước] và một Hội đồng [Giám mục], vẫn còn mạo nhận, đặt mình trên các Giám mục và hướng dẫn đời sống cộng đoàn Giáo Hội. Về điểm này, những chỉ dẫn được đề ra trong thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, ở đoạn số 7, vẫn giữ nguyên tính chất thời sự và điều quan trọng là tuân hành các đường hướng ấy, để khuôn mặt của Giáo Hội được chiếu sáng rõ ràng nơi dân tộc Trung Hoa cao quý".

Ủy ban Tòa Thánh nhận định rằng sự rõ ràng minh bạch đó bị các giáo sĩ làm lu mờ khi họ chịu chức Giám mục bất hợp pháp và những Giám mục bất hợp pháp tiếm quyền mà Giáo Hội không ban cho họ để cai trị hoặc ban các bí tích. Trong những ngày qua, một số người trong số các Giám mục ấy đã tham dự lễ truyền chức Giám mục đã được Giáo Hội cho phép. Thái độ của các Giám mục ấy, không những làm cho tình trạng giáo luật của họ thêm trầm trọng, nhưng còn làm cho các tín hữu hoang mang và cưỡng bách lương tâm của các linh mục và giáo dân liên hệ.

Thông cáo nói thêm rằng: "Sự rõ rệt ấy cũng bị lu mờ vì những Giám mục hợp pháp tham dự những cuộc truyền chức Giám mục bất hợp pháp. Nhiều người trong số họ đã minh xác lập trường và xin lỗi, và Đức Thánh Cha đã nhân từ tha thứ cho họ; trái lại những Giám mục khác, đã tham dự các lễ nghi ấy, nhưng chưa minh xác lập trường và vì thể họ được khuyến khích thi hành việc này càng sớm càng tốt".

Phần lớn thông cáo nói về chủ đề chính của khóa họp là việc đào tạo giáo dân tại Trung Quốc trước viễn tượng Năm Đức Tin sắp bắt đầu.

Ủy ban Tòa Thánh khuyến khích các dân Trung Quốc chăm chỉ học giáo lý, dựa theo Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công giáo, đồng thời hăng say dấn thân tham gia công cuộc truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.

Ủy ban khuyến khích các giáo phận tại Trung Quốc nghiêm túc cổ võ giai đoạn dự tòng, chấp nhận nghi thức khai tâm Kitô giáo dành cho người lớn, chăm sóc các tân tòng. Các vị mục tử cũng phải cố gắng giúp các tín hữu hiểu biết về giáo huấn của Công đồng chung Vatican II, đặc biệt là Giáo Hội học và giáo huấn xã hội của Hội Thánh.

Sau cùng Ủy ban Tòa Thánh bày tỏ vui mừng vì có sự dấn thân cải tiến việc huấn luyện linh mục và tu sĩ tại Trung Quốc về mặt nhân bản, trí thức, tu đức và mục vụ, cũng như việc thường huấn.

G. Trần Đức Anh OP

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Trang web thánh ca tiếng anh hay

http://ocpvn.org Mới biết được trang này rất hay. Vừa nghe vừa học tiếng anh.