Quyết bào mòn sách vở - để lập trình tương lai

++ CLOISTERER, STUDENT AND YOUTH PHU QUY GROUPS ++ IN SAI GON ++ WE LOOK FORWARD TO THE CONTRIBUTION AND SHARE YOU ALL ! ++

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Đường Hy Vọng

Đây là một tác phẩm tuyệt vời của Chân phước Đức hồng y Phan- xi -cô xavier Nguyễn Văn Thuận.
Toàn bộ sách dowload tại http://www.mediafire.com/?ub2jmzu1k1dz726

Sám Hối Khơi Nguồn Hy Vọng



Chúng ta đã bước vào Mùa Chay thánh. Đây là thời gian mà thánh Phaolô gọi là thời gian thuận tiện, ngày cứu độ (xc. 2Cr 6,2b).
Mùa chay là thời gian thuận lợi để chúng ta rà xét lại con người của chúng ta để biết chúng ta đang như thế nào, có đi đúng con đường Chúa đã chỉ cho không, mà nếu chúng ta đã đi lệch khỏi con đường Chúa chỉ dạy thì phải ăn năn sám hối trở về con đường lành.
Sám hối là trở về với Chúa.
I. PHÀI SÁM HỐI NHƯ THẾ NÀO ?
1.1. Tâm tình khiêm tốn Sám hối là chủ đề những bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu trong sứ vụ công khai của Người: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Thực vậy, sám hối cũng là chủ đề những bài giảng đầu tiên của các thánh Tông Đồ, như sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi lại: “Thánh Phêrô bảo họ: “Hãy hối cải, và mỗi người hãy chịu thanh tẩy nhân danh Đức Giêsu Kitô để được tha thứ tội lỗi .”(Cv 2:38).Và như vậy, tâm tình sám hối phải là tâm tình căn bản và thường xuyên của mỗi chúng ta.
Điều trước tiên chúng ta phải làm là hãy nhìn nhận thân phận yếu đuối của mình. Không bào chữa, không đòi hỏi, không tự mãn huênh hoang. Đồng thời chúng ta còn phải nhìn nhận chúng ta không có khả năng để tự cứu độ mình khỏi tình trạng yêu đối và tội lỗi mà phải cần đến quyền năng cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu.
Sự kiện để suy nghĩ.
Vào buổi tối nọ, có người đàn bà phải chờ đợi chuyến bay mất nhiều thời giờ tại một phi trường Hoa Kỳ. Bà rảo qua các sạp báo trong phi trường, mua một cuốn sách và một gói bánh, rồi tìm chỗ yên tĩnh ngồi đọc sách.Tuy cắm cúi đọc sách, người đàn bà cũng nhận ra người đàn ông đang ngồi bên cạnh, ngoài cái đầu hói ra, chẳng có gì gây sự chú ý. Tuy nhiên, có một điều khiến bà khó chịu, là chốc chốc người đàn ông lại đưa tay vào gói bánh và kéo ra một hai cái. Tuy khó chịu thật, nhưng bà cố tình làm như không biết để tránh người đàn ông khỏi ngượng. Bà cố gắng quên sự hiện diện của người đàn ông không mấy biết điều ấy.Thỉnh thoảng, bà đưa tay vào gói bánh lấy ra một hai cái, và người đàn ông cũng làm theo. Cuối cùng, gói bánh chỉ còn vỏn vẹn một cái, bà chờ xem người đàn ông mất dạy này sẽ làm gì. Người đàn ông liền mỉm cười và lấy chiếc bánh cuối cùng bẻ ra làm hai và trao cho bà một nửa, nửa kia ông cho vào miệng. Người đàn bà nghĩ đây quả là người vô liêm sỉ, đã không biết xấu hổ thì chớ, lại cũng chẳng nói một lời cảm ơn.Bà thở ra nhẹ nhõm khi chuyến bay được loan báo. Bà thu dọn hành lý và đi về phía cổng lên máy bay, cũng chẳng buồn chào người đàn ông bên cạnh. Sau khi thắt dây an toàn, người đàn bà mới bắt đầu kiểm tra lại hành lý, cuốn sách bà mua vẫn còn nguyên vẹn trong xách tay, bên cạnh cuốn sách là gói bánh vẫn còn nguyên vẹn. Như vậy, cuốn sách bà đã đọc khi chờ máy bay là của người đàn ông, và gói bánh bà dùng cũng là của ông ta.
Quá trễ để quay lại xin lỗi, bà thở ra tự nhận rằng : Kẻ ăn cắp bánh, người vô liêm sỉ, chính là bà.Sở dĩ con người không có thái độ khoan nhượng và cảm thông với người khác, là vì họ không biết nhìn vào bản thân. Có lục soát lại hành lý, nghĩa là có nhìn lại chính mình, người đàn bà trong câu chuyện trên đây mới nhận ra lỗi lầm của mình, và thay đổi cái nhìn về người đàn ông.
Một trong những sứ điệp nền tảng của Kitô giáo chứa đựng trong lời kêu gọi của Chúa Giêsu:”Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Sám hối là chiều kích nền tảng của đời sống đức tin. Có nhìn nhận thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, con người mới nhận được ơn cứu rỗi và tình thương của Chúa. Có biết mình hay vấp ngã, con người mới dễcảm thông với anh em.
Như vậy, mến Chúa yêu người chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng của sám hối mà thôi. Lòng sám hối càng sâu sắc, và tinh thần khiêm tốn càng cao độ, thì lòng mến đối với Thiên Chúa mới chân thành và tình yêu đối với tha nhân mới thiết thực, viên đá kiên cố nhất trong toà nhà là viên đá đặt thấp dưới chân nền.
Chúa Giêsu đã lên án gắt gao thái độ của những người biệt phái. Họ có tất cả mọi nhân đức, nhưng chính vì thiếu lòng khiêm nhường sám hối mà toà nhà đạo đức của họ không có nền tảng. Tình yêu của họ đối với Chúa là giả tạo và họ không hề biết thế nào là cảm thông, tha thứ và yêu thương.
Người tín hữu Kitô được mời gọi nhìn lại bản thân hằng ngày, nhất là trong thánh lễ, để từ đó, mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu Chúa, và cảm thông tha thứ cho anh em.
Lạy Chúa, xin ban cho con đủ khiêm tốn để nhận ra lỗi lầm của con và chân thành sám hối.
Xin thêm đức tin cho con, để mỗi khi ý thức về sự yếu hèn của mình, con càng vững tin vào tình yêu bao la của Chúa và cảm thông tha thứ cho anh chị em mình.
1.2. Hãy tin tưởng vào tình thương của Chúa.
Sám hối không chỉ có nghĩa là ý thức về tội lỗi và lo buồn vì đã phạm tội. Lo buồn vì đã phạm tội, chỉ là một khía cạnh của sự sám hối mà thôi, và tất nhiên không thể là khía cạnh quan trọng nhất.
Như chúng ta cũng đã biết, từ Sám hối trong tiếng Hy Lạp là Metanoia, mà chúng ta đã nghe rất quen, một từ được dùng để diễn đạt một tình trạng tâm hồn và tâm trí thay đổi hoàn toàn, xoay lòng trí khỏi tính ích kỷ để quy hướng về Thiên Chúa và yêu mến Người. Do vậy, công thức diễn tả sự sám hối tuyệt vời nhất, chính là giới răn Chúa Giêsu đã nhắc đến, “Hãy yêu mến Thiên Chúa, Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức, và hết trí khôn ngươi và yêu thương người thân cận như chính mình.” (Lc 10:27). Chúng ta có thể khóc lóc thảm thiết vì tội lỗi của mình và thưa với Thiên Chúa rằng: con hết sức lo buồn và van xin Người tha thứ. Nhưng nguyên việc ấy chưa đem lại cho chúng ta ơn sám hối. Chúng ta còn phải khao khát yêu mến Thiên Chúa. Vì rất có thể xưa nay, chúng ta sám hối theo thói quen hoặc theo luật dậy và chúng ta đã làm được rất nhiều việc tốt, từ việc khổ chế đến việc phải vất vả vì Tin Mừng, nhưng lại thiếu lòng mến. Nên việc sám hối của chúng ta chưa diễn ra theo đúng ý Thiên Chúa.
Sự kiện để suy nghĩ.
Mahatma Gandhi có kể về cuộc đời ông như sau: Hồi tôi 15 tuổi, tôi mắc một tật rất xấu, là tội ăn trộm. Khi đó tôi mắc nợ người bạn một số tiền khá lớn, thế rồi tôi đã về lấy của cha tôi một vòng đeo tay bằng vàng để bán lấy số tiền trả nợ.Nhưng sau đó, tôi luôn luôn bị lương tâm cắn rứt, không cho tôi được giây phút bình an. Tôi không thể sống trong tình trạng này nữa. Tôi nhất quyết phải đến thú tội với ba tôi càng sớm càng tốt. Nhưng khi đến trước người, vì xấu hổ và sợ hãi nên tôi không thể thốt ra lời. Sau đó tôi liền nghĩ ra một cách thú tội bằng giấy mực. Tôi đã cầm tờ giấy đó đến trước mặt cha tôi, toàn thân tôi run rẩy và trao tờ giấy đó cho cha tôi. Ông đã đọc tờ thú lỗi của tôi, sau đó ông nhắm mắt lại trong giây lát và đã xé tờ giấy thành nhiều mảnh, rồi nói với tôi: ”Biết mình là điều rất tốt”, và đến ôm chầm lấy tôi trong vòng tay tràn đầy yêu thương, tha thứ của người. Từ giây phút đó tôi hiểu và thương mến cha tôi hơn.
Trên trời vui mừng vì một kẻ tội lỗi ăn năn hơn là chín mươi chín người công chính (xc. Lc 15). Thật là điên dại và nghịch lý. Ai có thể thấu hiểu nổi sự điên dại và nghịch lý này ? Chính sự điên dại này đã thúc ép Giáo Hội, vào đêm vọng Phục Sinh, đã long trọng công bố: tội Ađam là một tội cần thiết, là tội hồng phúc, bởi vì nó mà Đấng Cứu Độ là Chúa Giêsu Kitô đến với chúng ta. Có lẽ, Giáo Hội đã dựa vào tư tưỡng của thánh Phaolô Tông đồ trong thư gửi giáo đoàn Rôma. “Ở đâu tội lỗi ngập tràn, thì ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 6:1).
Chúng ta cũng nghe được trong từng trang Kinh Thánh: Sau một lần vấp ngã là một lần chỗi dậy và bắt đầu lại, và xem chừng thất bại càng nặng nề thì thành công lại càng nhiều hơn. Một Giuse bị bán sang Ai Cập, để rồi trở thành tể tướng, và nhờ đó cứu thoát được cả gia đình. Một Đavít phạm tội ngoại tình, để rồi trở thành đại vương thánh thiện.
Sứ điệp của niềm hy vọng lại càng rõ nét hơn qua cách cư xử và giáo huấn của Chúa Giêsu. Từ Lêvi thu thuế, Mađalêna cô gái điếm, đến Phêrô kẻ chối Thầy, không có người nào gặp gỡ Chúa Giêsu mà không ra về với một niềm hy vọng tràn trề, không một cuộc ra về nào mà không có những khởi đầu cho một cuộc đổi mới. Nhưng có ý nghĩa hơn cả, đó là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Chúa Giêsu và người trộm lành. Chúa Giêsu đã long trọng tuyên bố:”Ngay hôm nay, ngươi sẽ được ở trên thiên đàng với Ta” (Lv 23,43). Một giây phút ngắn ngủi đủ làm lại cuộc đời để trở thành vị thánh. Không có gì là vĩnh viễn mất mát, cũng không bao giờ quá muộn để bắt đầu làm lại.
Tin vào Chúa Giêsu là luôn biết nhìn vào mọi biến cố, lúc may mắn thịnh vượng cũng như khi gặp rủi ro thất bại, đều là hồng ân Chúa ban.
Tin vào Chúa Giêsu là chấp nhận để Ngài thực hiện những phép lạ đổi mới trong cuộc đời ta.
Lạy Chúa, trong tình thương bao la của Ngài, không một sự bội phản, vấp ngã nào mà không được tha thứ. Xin cho con đừng bao giờ thất vọng đối với bản thân, thất vọng đối với tha nhân, và đối với tình yêu của Chúa.
II. THỰC HÀNH SÁM HỐI
2.1. Hãy can đảm trở về.
Lời Chúa trong đầu Mùa Chay cũng nhắc nhở cho mọi người chúng ta, là những con cái yêu thương của Ngài: ”Anh em hãy sám hối và tin vào Phúc âm” (Mc 1,15). Sám hối ở đây theo ngôn sứ Giêrêmia, là thay đổi hướng đi, thực tình quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới.
Sự kiện để suy nghĩ.
Một thanh niên thấy cuộc sống mình bê bối, muốn sám hối ăn năn, đến gặp một vị Linh mục và nói : - Thưa cha, hôm nay con đến xin cha giúp con, con bê bối lắm nhưng con không biết bắt đầu từ đâu cả : Mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội thánh, bảy mối tội đầu con đều phạm hết. Con nản quá ! Bạn bè khuyên con, con trả lời rằng: Thôi đã lỡ phạm tội thì phạm cho hết mọi tội, xuống lót đáy hỏa ngục luôn. Nằm dưới đáy có lẽ đỡ nóng, hơn là nằm hơ hơ trên ngọn lửa, nóng lắm! Nói thì nói thế cho vui, chớ con không yên tâm chút nào.
Cha kể cho con một câu chuyện nhé: Một người con trai kia thất nghiệp, trở về nhà buồn bã. Nguời cha an ủi: Thôi con ạ, nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông thì nhì sĩ; con trở lại với miếng ruộng của gia đình đi. Sáng mai con ra làm cỏ năm sào ruộng để mùa tới chúng ta sẽ xạ lúa. Người con nghe lời, sớm mai vác cuốc ra đồng. Nhưng khi nhìn thấy đám ruộng mênh mông chỉ có cỏ với cỏ, anh ngán ngẩm, tìm một gốc cây nằm ngủ.
Tâm hồn con bây giờ cũng như đám ruộng kia, đầy cỏ dại, nhưng con hãy bắt đầu từ một mảnh nhỏ của thửa ruộng, rồi con sẽ thấy kết quả. Rồi đây con sẽ còn sa ngã, nhưng cái quan trọng là luôn biết bắt đầu lại. Tội con Chúa đã tha rồi, Chúa chỉ đòi hỏi con cố gắng mà thôi.
Mười năm sau đó, vào một buổi sáng đẹp trời, một tu sĩ bước vào nhà xứ và cúi đầu chào Linh mục, rồi nói: Cha còn nhớ con nữa không? Con là người cha đã chỉ cho cách làm cỏ cách đây khoảng mười năm.
Lạy Chúa là Thiên Chúa đầy lòng bao bao dung.
Xin giúp con can đảm trở về với Chúa mỗi ngày, giúp con điều chỉnh những đam mê lệch lạc.
Xin giúp chúng con đứng lên trong niềm vui vì tin rằng tình thương của Chúa lớn hơn tội chúng con vạn bội.
Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên, thấy mình mong manh, thấy Chúa rộng lượng tha thứ.
Ước gì sau mỗi lần được Chúa bao dung đón nhận, chúng con thấy mình hiền hoà hơn tha nhân. Chúa đang chờ đợi con, xin giúp con quyết tâm trở về.
2.2. Đừng trì hoãn.
Kinh nghiệm cho hay: chúng ta có những chương trình qui mô, những dự tính tốt đẹp cần thực hiện, nhưng chúng ta lại rùi rắng, không muốn bắt tay vào việc ngay. Người ta thường nói: những gì có thể làm được hôm nay thì đừng để đến ngày mai theo phương châm “Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay”. Muốn sửa đổi con người của mình, muốn làm thánh thì hãy bắt tay vào việc, chớ bao giờ trì hoãn, kẻo bỏ lỡ cơ hội.Sự kiện để suy nghĩ.
Ngày kia Satan hỏi các đồ đệ: - Làm thế nào để chiếm đoạt được các linh hồn ?
Quỉ thứ nhất nói: - Tôi sẽ rỉ tai: không có Chúa đâu.
Satan bảo: - Họ đâu có tin, nhìn vào vũ trụ, không thể nào chối là không có Thiên Chúa được.
Qủi nhỏ thứ hai bảo: - Tôi sẽ rỉ tai: chết là hết, chết là hết.
Satan bảo: - Không được, vì sự sống đời đời đã được khắc ghi vào chính giữa trái tim con người.
Thế là cả bọn cùng trầm ngâm suy nghĩ.
Bỗng một con quỷ đen đủi đứng lên nói: - Tôi có cách: tôi sẽ nhắc đi nhắc lại cho mọi người biết: Chúa có thật và chết chưa phải là hết. Tôi bảo họ phải sám hối ăn năn và trở về với Chúa. Nhưng tôi sẽ rỉ tai họ: gấp gì, còn chán thì giờ! Để gần chết rồi lại ăn năn, thế là được hưởng cả đời này lẫn đời sau, phải không nào?
Qủi vương đập bàn cười ha hả: - Tuyệt, thật tuyệt, theo kế hoạch này, chúng ta sẽ thành công.
Điều gì có thể làm hôm nay, đừng để đến ngày mai.
Vậy chúng ta hãy bắt tay ngay vào việc: thay đổi đời sống, thay đổi não trạng với anh chị em, hãy đi bước trước trong việc làm hoà với anh chị em.
Hãy cố gắng mỗi ngày: dành thời giờ cho Chúa, hồi tâm và suy niệm.
Lạy Chúa Giêsu, sám hối không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi. Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau. Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu, hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.
          LỜI KẾT
Hãy trở về trong tình yêu.
Đức Giêsu đã yêu thương các môn đệ, Ngài đã yêu thương họ đến cùng (x. Ga 13,1). Ngài đã dám chết cho chúng ta để giao hoà chúng ta lại với Chúa Cha. Vì thế trong cuộc đời làm con Chúa, đừng bao giờ ngã lòng thất vọng, vì với tình thương thì không bao giờ quá muộn, chỉ cần chúng ta mở rộng cõi lòng để yêu thương, để hoán cải và ước ao nên trọn lành.
Vì yêu thương, Chúa luôn mong mỏi chúng ta trở về. "Hãy trở lại, hãy từ bỏ mọi tội phản nghịch của các ngươi, không còn được chướng ngại nào làm các ngươi phạm tội nữa. Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới. Hỡi nhà Israel, tại sao các ngươi lại muốn chết ? Quả thật. Ta không thích gì về cái chết của kẻ phải chết – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa thượng. Vậy, hãy trở lại và hãy sống" (Ed 18,30b-32).
Đaminh Đinh Viết Tiên OP

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

10 điểu tuổi trẻ thường lãng phí

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!

Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!

Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!









Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

NÚI SỌ CÔ ĐƠN


NÚI SỌ CÔ ĐƠN

Giêsu gánh nặng khối ân tình
Núi sọ cô đơn bước lặng thinh
Mật đắng dâng tràn ơn cứu độ
Dấm chua để lại phúc trường sinh
Tim hồng sưởi ấm trời đông tuyết
Chén đắng ru say cuộc khổ hình
Thập giá nguồn tin yêu vạn thuở
Soi đời rực sáng ánh bình minh

Tác giả: Thủy Trại Lau

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

TÌNH CON

TÌNH CON

                            Viết năm 1999


Con biết lấy gì dâng Chúa đây

Hồng ân Chúa xuống cả đêm ngày

Tình con nhỏ bé bao thơ dại

Tình Chúa bao la thật ngất ngây

Con mến yêu Cha chưa trọn vẹ

Chúa thương con cái đã dư đầy

Chúa ơi! Mãi mãi thương con nhé

Tình yêu dâng hiến của ngày mai

                                     Tác giả: Thủy Trại Lau

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Chương Trình Đi Công Tác Xã Hội Tháng 3


Nhằm đem lại niềm vui cho các trẻ em bị nhiễm HIV cũng như để chia sẻ buồn vui với các em, tháng này chúng ta sẽ có buổi Công tác xã hội tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân, 30/03, đường số 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Chương trình như sau :
- Ngày 11/03/2012.
- 7 giờ 00-> 8 giờ 00 : Tập trung, ổn định.
- 8 giờ -> 9 giờ 30 :      Sinh hoạt trò chơi, múa hát với các em.
- 9 giờ 30 -> 11 giờ :    làm một số việc mà trung tâm cần giúp đỡ.
- 11 giờ -> 12 giờ :       Họp mặt và bàn hoạt động tháng tới.
Phương tiện : Ai đi xe buyt thì đi xe 611 chạy từ quận 9, xuống chỗ chợ Linh Xuân, hoặc xe 33,19 xuống nơi cầu vượt Linh Xuân rồi xuống đường quốc lộ 1K đi tới chợ Linh Xuân ( từ cầu vượt Linh Xuân tới Chợ khoảng 1km).
Chúng ta sẽ tập trung tại chợ Linh Xuân. 
Cùng tham gia với nhóm chúng ta sẽ có nhóm CTXH của đại học Ngân Hàng.
Vậy rất mong được các bạn tham gia đầy đủ và đúng giờ.

Thêm một trường hợp khỏi bệnh tại Lộ Ðức được y khoa nhìn nhận



Lộ Ðức (Vatican Insider 3-3-2012) - Thêm một trường hợp khỏi bệnh tại Lộ Ðức được Hội đồng y khoa nhìn nhận là không giải thích được về phương diện khoa học.
Trên đây là nội dung lá thư của Ðức cha Jacques Perrier, lúc ấy còn là Giám mục giáo phận Tarbes Lộ Ðức, gửi ngày 10 tháng 2 năm 2012 tới Ðức cha Alceste Catella, Giám mục giáo phận Casale Monferrato ở Italia. Trong thư, Ðức cha Perrier thông báo rằng Hội đồng y khoa quốc tế đã nhìn nhận việc khỏi bệnh của nữ tu Luigina Traverso, dòng Con Ðức Bà Phù Hộ (FMA) là "không thể giải thích được theo tình trạng kiến thức khoa học hiện nay."

Nữ tu Luigina Traverso năm nay 78 tuổi (1934), nguyên là quản lý Trường Thánh Giuse di San Salvatore Monferrato. Tháng 7 năm 1965, chị bị bệnh nặng và tham dự cuộc hành hương tại Lộ Ðức như một bệnh nhân nằm trên cáng, không thể đi được, dù đã trải qua rất nhiều cuộc giải phẫu. Ngày 23 tháng 7 năm 1965, trong cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, chị cảm thấy một sức nóng mạnh mẽ nhập vào thân thể khi vị linh mục rước Mình Thánh Chúa qua các hàng bệnh nhân, và chị ước muốn đứng lên. Chị cảm thấy khỏe mạnh và đột nhiên đứng lên, không còn cảm thấy đau đớn gì nữa.

Chị được đưa về phòng, trước sự hiện diện của bác sĩ Danilo Cebrelli trưởng đoàn hành hương và cha Lorenzo Ferrarazzao Ðại diện Ðức Giám mục. Chị ngồi trên giường và xin vị linh mục chúc lành. Cha nói: "Chị Luigina, nếu chị muốn nhận phép lành thì hãy đứng lên và quì gối cầu nguyện". Chị Luigina nghe lời ngay, chị xuống khỏi giường và quì gối.

Khi trở về nhà sau cuộc hành hương, chị Luigina được hoàn toàn bình phục và ngày 27 tháng 7 năm 1965, giáo sư bác sĩ Claudio Rinaldi chứng thực: tình trạng sức khỏe tổng quát của chị là tốt, không còn đau đớn, các bắp cơ không còn co thắt và cứng nữa. Ðôi chân hoàn toàn cử động.

Tháng 7 năm 2010, sau nhiều năm mở cuộc điều tra, chị Luigina trở lại Lộ Ðức hành hương tạ ơn và tái trình diện tại Văn phòng y khoa Lộ Ðức để được thẩm định và được xác nhận là hoàn toàn khỏi bệnh lâu bền.

Sau xác nhận trên đây của Ủy ban y khoa quốc tế, việc công nhận sự khỏi bệnh này có phải là phép lạ hay không là điều thuộc thẩm quyền của Ðức Giám mục giáo phận Casale Monferrato.


G. Trần Ðức Anh, OP

(Nguồn: R.Vatican)

Giáo hạt Phủ Quỳ: Tập huấn và tĩnh tâm HĐMV, trưởng ban ngành các giáo xứ, giáo họ

09.03.2012

GPVO - Hưởng ứng lời mời gọi của cha quản hạt Phủ Quỳ Antôn Nguyễn Văn Đính, vào ngày 6-3-2012, gần 200 thành viên quý chức Hội đồng Mục vụ (HĐMV) các giáo xứ, giáo họ và trưởng các ban ngành, các hội đoàn trong giáo hạt Phủ Quỳ đã tập trung về giáo xứ sở hạt Cồn Cả để tham dự ngày tập huấn và tĩnh tâm. Được biết đây là lần đầu tiên giáo hạt Phủ Quỳ tổ chức ngày họp mặt này sau nhiều lần dự tính nhưng chưa thực hiện được.
Đúng 8 giờ sáng, thầy giúp xứ Cồn Cả trong vai trò MC thông qua chương trình và chào đón các thành viên tham dự. Kinh Chúa Thánh Thần được cất lên trong bầu khí trang trọng và sốt sắng khai mạc ngày tập huấn và tĩnh tâm này. Hiện diện trong buổi tĩnh-huấn có cha quản hạt Phủ Quỳ, cha chánh xứ và phó xứ Nghĩa Thành, cha xứ Đồng Lèn, Đồng Tâm, hai cha giúp xứ Vĩnh Giang, quý thầy giúp xứ và gần 200 quý chức HĐMV, trưởng ban ngành đoàn thể các giáo xứ và giáo họ.

Đề tài đầu tiên “Học hỏi quy chế HĐMV giáo xứ” được cha quản hạt thuyết trình. Qua đó, các tham dự viên hiểu rõ hơn về nghĩa vụ và quyền lợi, phương thức hoạt động cũng như quy chế bầu cử, v.v.. của HĐMV. Ngài nói: "Mọi thành viên HĐMV giáo xứ được mời gọi cộng tác tích cực với cha quản xứ qua sự nỗ lực, hy sinh đóng góp công sức nhằm xây dựng giáo xứ ngày càng thăng tiến và phát triển trong tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa”.

“Đức tin” là đề tài tiếp theo do cha xứ Đồng Lèn Giuse Nguyễn Ngọc Ngữ thuyết trình. Nội dung bài thuyết trình được ngài triển khai trên nền tảng Kinh Tin kính. Sống trong bối cảnh xã hội nói chung đối nghịch với tôn giáo, rất nhiều người thành tâm thiện ý âu lo cho tương lai và muốn kiếm tìm một nền móng vững bền để nương tựa, để củng cố những giá trị cổ truyền, hoặc lòng tin tôn giáo, hay là để có được một niềm hy vọng... hoặc may ra tìm lại được ý nghĩa cuộc sống... Hoàn cảnh đã như thế thì cần phải trở về với nguồn cội của lòng tin chưa bị ô nhiễm. Kinh Tin Kính là một con đường vừa ngắn vừa dễ, có đủ sức đưa dẫn tín hữu về với sứ điệp các Tông đồ và với chính Đức Kitô. Nếu đức tin được quan niệm như là nguồn cứu độ – như  thánh Phaolô hằng không ngừng nhắc lại – thì tín hữu không thể không làm chứng cho niềm tin ấy: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm 10,9-10), và Thánh Tông đồ đã trưng dẫn Thánh vịnh: “Tôi đã tin, nên tôi mới nói” (2Cr 4,13). Thế thì không lạ khi nghe thánh Augustinô thốt lên: “Chúa ơi, khốn cho kẻ câm lặng, không nói về Chúa!” (x. Confessiones, I.4.4).

Sau hai đề tài, các tham dự viên tĩnh-huấn tạm nghỉ dùng cơm trưa, chuẩn bị cho phiên học hỏi và làm việc buổi chiều.

Buổi chiều, 13h30', các tham dự viên tiếp tục lắng nghe đề tài thứ ba “Quý chức & những khó khăn trong đời sống đức tin” do Cha xứ Nghĩa Thành Gioan Nguyễn Văn Hoan thuyết trình. Cha khéo léo vận dụng những tư tưởng Đông phương và giáo huấn của Hội Thánh nhằm giúp các tham dự viên có những định hướng cụ thể và xây dựng kế hoạch làm việc trong trách vụ của mình sao cho có hiệu quả. Cha cũng phân tích và chỉ rõ cách thức để vượt qua những thử thách, cám dỗ, những lời chỉ trích phê bình trong lúc thi hành trách nhiệm. Cũng nhân cơ hội này, với tư cách là Trưởng ban Mục vụ Hôn nhân & Gia đình của giáo hạt, Cha Gioan đề xướng mô hình sinh hoạt của các tổ liên gia và giờ kinh tối sáng của các gia đình, v.v.. Mô hình này sẽ được thông qua quý Cha trong hạt và sẽ áp dụng thống nhất trong toàn giáo hạt.

Tiếp theo, hội nghị thảo luận việc thiết lập Ban loan báo Tin Mừng của giáo hạt. Mỗi giáo xứ đề cử một thành viên, riêng giáo xứ sở hạt Cồn Cả hai thành viên vào Ban loan báo Tin Mừng. Cha quản hạt nói: “Loan báo Tin Mừng là bản chất của Giáo Hội và của mỗi người Kitô hữu. Hơn nữa, một trong những mục đích để thành lập giáo hạt chúng ta là để đẩy mạnh công cuộc loan báo Tin Mừng vùng Tây Nghệ An này. Vì vậy, công việc trước mắt chúng ta phải làm là củng cố đời sống đạo nơi các giáo xứ, gây ý thức truyền giáo nơi mỗi Kitô hữu, trong các sinh hoạt của cộng đoàn các giáo xứ. Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác truyền giáo, các giáo xứ cần thiết lập ít nhất hai Hội đoàn”. Sắp tới, Ban này sẽ có các cuộc họp để tìm phương cách tốt nhất cho sứ vụ của mình. Cha quản hạt cũng mời gọi thành lập Ban loan báo Tin Mừng tại các giáo xứ.

Sau cùng, các tham dự viên được mời gọi đóng góp ý kiến xây dựng giáo hạt. Nhiều ý kiến xác đáng, thiết thực được nêu ra và thảo luận sôi nổi. Vì thời gian có hạn nên cha quản hạt đề nghị để các tham dự viên gửi ý kiến đóng góp và các thắc mắc tới cha xứ của mình. Tất cả các ý kiến sẽ được quý Cha bàn bạc thảo luận và có phương án trả lời trong dịp tĩnh tâm hạt sắp tới.

Vào lúc 16h, thánh lễ tạ ơn do Cha quản hạt chủ tế và các cha quản xứ đồng tế đã diễn ra thật long trọng và sốt sắng. Trong bài giảng lễ, Cha Antôn nhấn mạnh: “Là những người được trao phó trách nhiệm, chúng ta phải ý thức về việc phục vụ của mình, người làm đầu phải là người phục vụ anh chị em của mình theo gương Đức Giêsu Kitô... Chúng ta hãy làm tất cả mọi sự trong tình yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Giáo Hội và cầu nguyện cho các linh hồn.” Nhân đây Cha quản hạt cũng cám ơn quý Cha, quý Thầy và quý chức việc đã quảng đại hy sinh thời giờ để phục vụ trong các cộng đoàn giáo xứ và hôm nay đến tham dự ngày tập huấn và tĩnh tâm này.

Sau thánh lễ là nghi thức sai đi, mỗi người với ngọn nến sáng trên tay được lấy lửa từ cây nến Phục sinh xếp hai hàng tiến về cuối nhà thờ với lời hát hân hoan “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng...” Tất cả mọi người được mời gọi ra đi để loan báo Tin Mừng và phục vụ anh chị em đồng loại.



Bài viết & hình ảnh: Phêrô